Phương pháp kỹ thật chăm hồng cổ Sapa

Hoa hồng cổ Sapa là một trong các giống hoa hồng cổ Việt Nam. Tổng hợp các thông tin về cây hồng này bao gồm nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và lợi ích cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.

1. Nguồn gốc

Hồng cổ Sapa là một giống hoa hồng cổ của Anh. Khi người Pháp sang xâm lược Việt Nam vào thế kỷ 19, họ đã mang theo giống hồng quý này và trồng trong các dinh thự của họ ở Sapa. Sau khi người Pháp rời đi, người dân địa phương đã nhân giống, sau đó dần dần được những người ở các vùng miền khác sưu tầm và ngày càng phổ biến như hiện nay.
Những cây hồng Sapa cổ thụ được tìm thấy rải rác ở các tỉnh Tây Bắc: Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,…
Hình ảnh hồng cổ Sapa
Hình ảnh hồng cổ Sapa
Hình ảnh hồng cổ Sapa

2. Đặc điểm

Hoa hồng cổ Sapa thuộc giống cây thân gỗ, dạng bụi cao, có thể đào tạo leo. Cây sinh trưởng phát triển mạnh mẽ, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và tuổi thọ rất cao.
Thân cây màu xanh rêu đậm, có ít lông mao và nhiều gai. Phát triển tán rất khỏe nên cây trưởng thành thường có tán khá rộng.
Kích thước trung bình cây trưởng thành: chiều cao 1,5 – 4 m, độ rộng tán 1 – 4 m.
Lá có dạng lá kép lông chim mọc cách, màu xanh đậm, viền lá có nhiều răng cưa.
Tuy là một giống du nhập nhưng sau một thời gian rất dài, nó đã thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của nước ta nên cây cũng thuộc giống dễ trồng, dễ chăm sóc.
Hồng cổ Sapa là một trong những giống hoa hồng đẹp nhất thế giới (nằm trong bộ sưu tập hoa hồng cổ của Anh).
Hồng cổ Sapa có mấy màu
Hồng cổ Sapa có mấy màu
+ Hình dáng hoa:
Hoa hồng cổ Sapa có phom khum, cánh kép, dày, số lượng cánh 17 – 25 cánh, các lớp cánh xếp khít nhau xoáy hình hoa thị đẹp mắt, đường kính hoa lớn 7 – 10 cm.
+ Màu sắc:
Màu hồng cánh sen.
+ Hương thơm:
Hương thơm cổ điển quyến rũ.
+ Độ lặp hoa:
Cứ 4 – 5 tuần cho một lứa hoa, cây sai hoa và ra hoa liên tục quanh năm.
+ Độ bền hoa:
Từ 4 – 8 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Cách nhận biết hồng cổ Sapa
Cách nhận biết hồng cổ Sapa

3. Hồng cổ Sapa  và hồng leo Sapa

Phải khẳng định rằng đây là 2 giống hoa hoàn toàn khác nhau.
Hồng leo Sapa là giống hồng leo một mùa (một năm cho hoa một lần), bông chùm gồm nhiều hoa nhỏ hợp thành và có màu đỏ rực rỡ. Cây thường chỉ trồng ở những nơi có khí hậu bốn mùa mát mẻ như Sapa.
Cách nhận biết hồng cổ Sapa dựa vào các đặc điểm nêu phía trên.
Hoa hồng leo Sapa
Hoa hồng leo Sapa

4. Công dụng và lợi ích

Tóm lược một số công dụng cũng như lợi ích của cây hồng cổ Sapa:
+ Trồng trong chậu trưng ở ban công, sân vườn, lối ra vào, hiên nhà…. mang đến vẻ tươi tắn, tràn đầy sức sống cho ngôi nhà. Những cây gốc to, có dáng thế trồng trong sân vườn sẽ là một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn.
+ Hoa có thể được cắt lấy bông thắp hương trong những ngày lễ tết, mồng một, ngày rằm, cũng có thể dùng để cắm lọ trang trí bàn làm việc, góc học tập, phòng khách, bàn ăn…
+ Hương thơm thoang thoảng có thể giúp chúng ta có cảm giác thư thái hơn sau những giờ phút lao động học tập căng thẳng.
Giá cây hồng cổ Sapa thường phụ thuộc vào 2 yếu tố: dáng cây (dáng tree, dáng bụi, chiều cao cây, độ rộng tán …) và độ lớn của đường kính gốc (tỷ lệ thuận với tuổi thọ của cây).
Nếu bạn đang sở hữu một mảnh vườn rộng rãi và bỏ hoang, bạn hãy trồng cho mình một vườn hồng cổ Sapa để được ngắm và hít hà chúng mỗi ngày nhé!
Giá cây hồng cổ Sapa
Giá cây hồng cổ Sapa

5. Ý nghĩa

Hoa hồng cổ Sapa với  hình dáng tròn xoe, đầy đặn tượng trưng cho sự đủ đầy, viên mãn trong cuộc sống.
Ngoài ra, cây hoa này còn mang ý nghĩa thể hiện sự ngọt ngào trong tình yêu.
6. Phương pháp nhân giống
Cây được nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành để tạo ra cây hồng cổ Sapa dáng tree.
Hồng cổ Sapa dáng tree
Hồng cổ Sapa dáng tree

7. Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
+ Chậu: chậu nhựa hoặc chậu sứ.
+ Đất: đất thịt pha cát.
+ Phân bò hoặc phân gà đã được ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh.
+ Trấu hun dở.
Trộn đất, trấu, phân theo tỉ lệ (thể tích) 5 : 3 : 2. Lưu ý: Không trộn các loại phân động vật chưa được ủ hoai hay phân hóa học vào đất.
Bước 2: Trồng cây
+ Cho giá thể đã trộn vào 1/2 chậu.
+ Xé bầu ươm nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng tới bộ rễ.
+ Cho cây vào chậu và phụ thêm giá thể vào xung quanh miệng chậu.
Sau khi trồng cần tưới nước và để cây vào nơi râm mát ít nhất 7 ngày.
Sau đó dần dần cho cây tiếp xúc với ánh nắng và có thể bón phân.
Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa
Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa

8. Kỹ thuật chăm sóc

+ Ánh sáng: cây ưa nắng, tạo điều kiện cho cây hứng nắng ít nhất 5 – 6 giờ/ngày.

+ Tưới nước:

Tưới nước điều độ để duy trì độ ẩm vừa phải cho đất. Không nên tưới quá muộn, nước đọng lại trên lá dễ phát sinh nấm bệnh. Ngoài tưới, có thể xịt vòi phun áp lực từ mặt dưới lá để ngăn ngừa nhện đỏ hại cây.
+ Bón phân: theo hướng hữu cơ
Một tuần tưới đậu tương bổ sung dinh dưỡng, một tuần phun dịch chuối bổ sung kali. Ngoài ra, bón thêm phân Nhật bổ sung khoáng, vi lượng.
Lưu ý: Ngay sau khi cắt tỉa cành nên tưới/bón phân để kích thích cây bật lộc.
+ Cắt tỉa:

Sau mỗi chu kỳ hoa nên bấm tỉa những cành tăm, lá vàng, hoa tàn giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh, tạo tán theo ý muốn và đặc biệt cây sẽ bật nhiều mầm lộc, cho nhiều hoa hơn.

+ Sâu bệnh: cây hồng cổ Sapa có thể mắc một số sâu bệnh trên hoa hồng, cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời.

Hồng cổ Sapa có mấy loại
Hồng cổ Sapa có mấy loại
Vườn hồng cổ Sapa
Vườn hồng cổ Sapa